Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

lộ phí thiên đường

Bài này khởi ý từ THIÊN ĐƯỜNG NƠI TRẦN THẾ, của chị DƯƠNG QUỲNH THANH vừa du Mỹ.
Tôi xin chia sẻ bà con, nhưng chưa quyền đưa nguồn email đã nhận.
Xin hội nhập vào đây một cách nhìn, nhưng không ý về chị. Vì tôi đang ngưỡng cực khác và chưa hẳn đã thấy được mình.
Cám ơn chị và mong lần gặp gỡ.




Ai cũng cho rằng thiên đường là tuyệt đẹp, bình đẳng và bác ái. Là nơi không cần đứng lên, ngồi xuống- vì mọi điều cần, đều có sẵn.
Nơi mà môi trường khí hậu, tạo vật đều êm trên tuyệt vời, nhưng chưa ai nói rằng có loài vật hay không.

Nơi không có âm điểm, nơi đây chỉ có cái quý và cái tốt. Nơi mà cái xấu hiếm hoi như sự quý báu, nơi mà chỉ có bên này, mà bên kia là sự đen tủi.  Nơi có bến, mà những bờ còn lại xem như là bãi đời buông nhả.
 (…)
Nhưng lộ phí thiên đường, bao giờ cũng là điều suy ngẫm.

Có người lộ ngay trước mắt, có người trong sự lu mờ, và có người rộng lòng kinh khỉnh.

Có người cho rằng, khoản lộ phí đó là nhẹ nhàng, hoặc nặng nề. Có người uyển chuyển lách tránh, hoặc thô kệch vụng dại.  Nhưng cũng có người lên được thiên đàng vì không còn gì, không cần gì hoặc không còn đường về.
(...)
Ai cũng biết, người soát vé không  thể mò được tim người, hình người, và không rảnh xóa dấu chân người. Họ cũng không muốn chướng ngại đường đua, nên nhanh chóng phất cờ khuất tất, đẩy kẻ mong ước thiên đường kỳ diệu, vào sâu bốn bề cửa mả.

 (…)

Có rất nhiều người muốn, hoặc đã đến thiên đường. Nhưng không ai hình dung hoặc nói, rằng con đường dệt lợp bằng gì, điện  tỏa hay trong bóng đêm, hai hàng cỏ mọc hay sơ nguyên bãi trần đất cát.
Người ta cũng không biết dòng người qua lại nhìn nhau, tay ấp gì không, họ dẫm đạp thế nào và đã đi về đâu. Cũng không ai biết dải phân cách ngược xuôi là gì và hình thù ra sao.
Có người mơ hồ lên trào, như bay trong bóng đêm. Ngẫm rằng nếu  thế, đã nhầm đường địa ngục?

 (…)
Có người nói rằng, thiên đường  là đất nước phồn vinh, đầy súng đạn, bạc tiền.

Có người nói rằng, thiên đường là tham vọng của những ác quỷ. Có người nói rằng, thiên đường chỉ là ảo mộng, mơ nhầy vọng tục.

Đến nay, vẫn chưa trẻ sơ sinh nào ra đời, trong sổ khai thiên đường. Trong  sổ khai tử vẫn chưa kẻ ra đi, chưa có người nhập  mạng hoặc khai hộ, nên loài người chưa thể đến lúc rên gào âm phận.(?)

Trên đó, nơi mà số không vẫn là con số  thực thà nhất, mang đầy ý nghĩa,  dấu và chứng tích trên thiên đường hư ảo.

Kiếp con người phải từ chỗ lên men, ủ hóa thành trùng, bên những loài thực vật hoặc động phận, trong tinh cầu có thể.
 (…)

Đến nay, người ta vẫn cố đoái hoài, gom tụ lộ phí  đời mình, để hoài đến thiên đường bằng điều khốn khổ.

Có người gom bằng danh dự, vinh dự,  tài trí , ân mạng, nhân mạng hoặc bằng những  sản vật đường dài. (...)

Có người gom bằng mồ hôi, máu đổ, nhục mạng và khổ hạnh. (...)

Có người gom bằng tình yêu, bồng bế, cưu mang cánh chim hạnh phúc, cùng rận rệp.

Có người mù tăm, mang hoài mơ ước, như tròng vào nghiệp vận lãng mạn.

Nhưng tất cả, đều như  dự chuẩn mãi lộ, chào đón quỷ sứ bạc đời kiếm gác, để giao chào lộ phí kèm mạng người, để tìm đến thiên đường tuyệt vời, hằn  trên lưỡi dao thần chết.

Khi đó người ta trở thành đáng yêu, họ không còn gì, bỏ lại cửa đời của mình, bỏ lại trước cửa thiên đường hình hài đẹp nhất trần gian, mà hình nhân còn nắm chặt diêm dúa, trong lớp vỏ áo đời vô tội.

Đó là hình người, mà mạng sống là lộ phí.

Giá là sức nặng tham vọng từ chính họ để xô đẩy, về đến cõi hoang đường mơ hồ không đạo pháp.

đời là đại tiệc




( Khởi ý từ tiểu tiệc sau nhà PHD Nha Trang, thấy đời mình muôn ngàn đại tiệc.
Người ta có thể xảy ra kinh- vì gặp phải tiên hóa một đời thường, thân ái, trần tình, dung dị, đạm bạc và cởi mở. ) 






Không oxy, người ta sẽ chết trong chốc lát. 

Nếu không còn hạt nước thân người, thì người ta còn lại chiếc bánh khô hoặc một hình nhân qua cội phúc. 

Nếu không sống trong môi trường gió nước hoặc chuyển sang kênh vật chất đặc biệt, người ta cũng sẽ tại ngoại và không bao giờ vang rên sự đau khổ hoặc hạnh phúc. 

Đời vẫn là đại cuộc và đại tiệc. Loài người quá thừa dư những chất sống. Đâu cũng đầy tài nguyên, tiềm lực và bạt ngàn loài cây lá xanh rất xanh, xanh tự bao giờ và xanh đến tận cùng kiếp sống muôn loài. 

Nơi đâu người ta cũng tìm ra tình yêu địa đầu của họ. 

Nơi đâu người ta cũng có thể biến thành tu sĩ. 

Nơi đâu người ta cũng có thể biến mình thành tù sĩ, nhốt phận mình vào kiểu thức, do chính mình hoặc người cận lân làm tù trưởng. 

Có người không tình yêu, họ thành một tu sư không chùa chiền, cúng kiến. Nơi đâu người ta cũng dễ dàng thành một tù sư đường hoàng, không cần áo mão và không cần hoa trang mặt mình. 

(…)

Đời vẫn là đại tiệc. 

Đời đầy rẫy cuộc tự do và hành xung vào tự do khác, làm thành những dạ tiệc, đại cuộc tra tấn sáng ngời ấn tượng, bên những con vật tay cầm, lưng cong và thè lưỡi. (!)

Những con muỗi vo ve qua lần thoát chết và những đại hùng có thể lần tử trận- nên đời vẫn luân phiên bày ra đại tiệc trên những mâm bàn có thể giống nhau. 

(…)

Mâm bàn nào cũng sẵn sàng đại tiệc, nên có những đại cuộc chan hòa nước mắt và có những đại tiệc chan đầy huyết khí. 

Đời vẫn là đại tiệc khi đèn đã tắt hay đời đã đứt. Nhưng chúng sanh vẫn mọc lên theo đường rêu phong cỏ mục, và những bầy nô lệ vẫn mọc lên theo những cung đình no ấm. 

Vì chính loài nô lệ đẻ chửa được ra loài nô lệ. Nên đời vẫn dọn ra những món khổ và sướng, nhưng có người chỉ muốn gặm vào một phía và tìm sự bảo toàn tốt nhất, bằng những chiếc máy tự do lắp vào- Và lắm khi kinh hoàng giở ra, thấy mình sản sinh đầy loài độc lập. 

Đa phần, người ta dự vào đại tiệc thâm trầm, êm đềm, thấy rằng hạnh ngộ và vinh dự. 

Nhưng người nô lệ, mang cảm giác bần cùng như truyền kiếp, họ chỉ mong một đại cuộc vinh quang dù nhỏ nhoi, cũng là hùng vĩ nhất đời mình dù chỉ một lần. 

Đời vẫn bình đẳng, chập chùng. Đại tiệc vẫn có thể đến những loài nhỏ bé hoặc cao lớn, nhẹ nhàng hoặc nặng nề, đến với những loài tai nghe mắt thấy, những loài không tai nghe mắt thấy, và những loài không có gì để tai nghe mắt thấy. 

Đó là những cánh diều đã bay lên, không nặng nề mang những gì mẹ cha không đẻ ra, bay lên mãi, vì sống được với những nỗi nhẹ nhàng nhất, như đến với chánh thống vô sản- mà linh hồn họ không bao giờ nô lệ những công cụ, phương tiện trong đại cuộc bao la, chập chùng, kỳ vĩ, hạnh phúc, ý nghĩa và thảnh thơi nhất. 

Bình Dương, CN 14/11/2010